Nắn chỉnh cong vẹo cột sống học sinh – Trị Liệu Gia Bảo

☎ Hotline: 0984.711.502

☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Nắn chỉnh cong vẹo cột sống học sinh

Vẹo xương cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra ở trẻ em trong lứa tuổi học sinh. Bệnh cong vẹo cột sống được bác sĩ đánh giá là không gây nguy hiểm trực tiếp tính mạng. Tuy nhiên nó lại có nhiều biến chứng và có thể để lại hậu quả nặng nề. Vậy nguyên nhân gây bệnh cong vẹo gcột sống học đường là gì ? Các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh.

1. Cong vẹo cột sống học đường là gì ?

Cong lệch cột sống là bệnh lý xảy ra khi xương cột sống của bệnh nhân xuất hiện tình trạng nghiêng, lệch về một phía. Xương cột sống có thể cong về phía trước, phía sau, bên trái, bên phải nên nó không giữ được những đoạn cong sinh lý bình thường.

Cong vẹo cột sống học đường là bệnh lý thứ phát, xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi cắp sách tới trường. Nguyên nhân đến từ những hành động liên quan tới ngồi học sai tư thế, mang vác cặp lệch một bên. Bệnh thường khó phát hiện cho đến khi cong vẹo cột sống đã xuất hiện di chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ cơ thể.

Theo nghiên cứu thống kê, tại Việt Nam tật cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15- 25% các bệnh học đường thường gặp phải ở trẻ em. Theo thống kê của chuyên gia Nguyễn Đức Sơn và cộng sự, nhóm nghiên cứu thống kê thực trạng cong vẹo cột sống học đường ở 4 tỉnh thành phố bao gồm Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh, Cần Thơ năm 2019. Số liệu cho thấy tỉ lệ học sinh mắc bệnh vẹo cột sống học đường tới 7,4%. Cũng theo nhóm nghiên cứu, tỉ lệ này ở Hồ Chí Minh là 2,62%.

2. Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống học đường

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới vẹo cột sống học đường. Đó là nhóm đến từ trong cơ thể và đến từ thói quen sinh hoạt, học tập.

  • Cong vẹo cột sống do cơ thể

Nhóm nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống học đường đến từ lý do chủ thể. Nguyên nhân này chiếm tới 90% các ca bị vẹo cột sống. Thường lý do đến từ trẻ mắc bệnh liên quan tới cơ – khớp, bệnh thần kinh , do loạn dưỡng xương, do chấn thương, do sự bất thường bẩm sinh của xương cột sống và đốt sống.

  • Vẹo cột sống học đường phát sinh trong quá trình học tập, sinh hoạt

Trẻ trong lứa tuổi tới trường mắc chứng cong vẹo cột sống học đường phát sinh do ngồi học sai tư thế, mang vác cặp sách nặng về một bên vai, thường xuyên ngồi bàn học có chiều cao không phù hợp, trẻ phải học trong môi trường thiếu ánh sáng nên thường phải cúi khi học, viết.

Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới bệnh cong vẹo cột sống học đường, chính thói quen thụ động, ít vận động của trẻ cũng có thể gây bệnh. Trẻ không tham gia hoạt động thể chất dẫn tới phát triển xương kém, dinh dưỡng không đủ cung cấp canxi, phốt pho và các vitamin thiết yếu cho xương cột sống.

3. Cách phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống học đường

Bệnh cong vẹo cột sống học đường thường không đe dọa tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên nó để lại di chứng phức tạp và khó điều trị dứt điểm. Hơn nữa nếu phát hiện muộn có thể phải tiến hành phẫu thuật can thiệp sẽ tốn kém và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Do đó phòng bệnh vẫn là biện pháp tối ưu nhất.

Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất :

  • Xây dựng môi trường học đường khoa học

Để hạn chế tối đa tình trạng học sinh mắc chứng cong vẹo cột sống học đường, nhà trường cần phải trang bị thiết bị bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Về vấn đề bàn ghế cho học sinh, Bộ giáo dục đã có thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT – BKHCN – BYT hướng dẫn về tiêu chuẩn chính xác bàn ghế cho học sinh.

Thầy có có nhiệm vụ hướng dẫn và đảm bảo học sinh ngồi học đúng tư thế : Trong lúc ngồi học, hai bàn chân đặt ngay ngắn, vững chãi trên sàn. Cẳng chân và đùi tạo thành một góc tối ưu 90 độ. Góc giữa cẳng chân và đùi có thể giao động từ 75 – 105 độ. Lưng học sinh có thể tựa và lưng của ghế. Nhưng phải đảm bảo thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Hay tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

Trong quá trình học sinh ngổi học luôn phải đảm bảo lớp học, phòng học đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn điện. Khi học sinh tới lớp không mang cặp sách quá nặng, trọng lượng cặp không vượt quá 10% trọng lượng cơ thể. Cha mẹ không để trẻ xách cặp, đeo cặp về một bên vai.

  • Rèn luyện cho trẻ thực hiện thời gian biểu học tập, sinh hoạt khoa học

Để hạn chế tình trạng trẻ mắc bệnh cong vẹo cột sống cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh nên trao đổi với giáo viên để xây dựng cho trẻ một chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ xem nhiều ti vi, điện thoại. Nên cho các bé vận động, chơi thể thao để tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ xương khớp.

Cha mẹ nên đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để không bị thiếu các yếu tố canxi, phốt pho và các vitamin chất dẫn. Nên ưu tiên lựa chọn lấy dinh dưỡng tự nhiên, không được mới cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng.

  • Thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ toàn bộ cơ thể

Có nhiều trường hợp con bị cong vẹo cột sống học đường nhưng bố mẹ không phát hiện ra. Nguyên nhân là vì trẻ đã ở tuổi độc lập, tự tắm rửa, bố mẹ lại ít quan tâm. Cho đến khi trẻ bị biến chứng cột sống rõ ràng, phụ huynh mới vội vàng đưa trẻ đi khám.

Tin cùng chuyên mục

Nắn chỉnh cong vẹo cột sống học sinh Giải phẫu cột sống bình thường Chẩn đoán Vẹo cột sống Triệu chứng Vẹo cột sống Tổng quan về Cột sống Tổng quan về Vẹo cột sống Thế nào là Vẹo cột sống